Menu

Thông báo

Khoa Phòng

bh xã hội hưng yên
qc2
qc
lsvn
https://kcb.vn

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Thông Tin Ngành

Tái thiết lập chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu I-ốt theo Nghị định 09 của Chính phủ

Thứ năm - 08/12/2016 23:08
Ngày 2/12/2016, tại Hà Nội, Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế tổ chức Hội nghị Tư vấn liên ngành về thiết lập lại Chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu i-ốt và bảo đảm thực thi Nghị định 09/2016/ND-CP về bổ sung vi chất dinh dưỡng vào thực phẩm. GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế chủ trì Hội nghị.
ham dự Hội nghị có ông Jesper Moller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam; đại diện một số Vụ, Cục, đơn vị trựccthuộc Bộ Y tế.
Báo cáo của Bộ Y tế tại Hội nghị cho biết: năm 1993, có tới 94% dân số nước ta nằm trong vùng thiếu i-ốt, tỷ lệ bướu cổ ở trẻ em từ 8 - 12 tuổi là 22,4%. Vì thế, từ năm 1994, Chương trình quốc gia phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt đã được triển khai thực hiện. Đến năm 2005, nước ta đã trở thành một trong những nước đi đầu trong công cuộc loại trừ tình trạng rối loạn do thiếu hụt i-ốt với hơn 90% hộ gia đình đã được sử dụng muối i-ốt đầy đủ trong giai đoạn 2005 - 2006; tỷ lệ mắc mới bướu cổ ở trẻ em trong độ tuổi đi học thấp hơn ngưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới 5%. Tuy nhiên, những kết quả này đã không được duy trì kể từ khi Chương trình quốc gia phòng, chống các rối loạn do thiếu iốt ra khỏi Chương trình mục tiêu quốc gia về y tế vào năm 2005. Tình trạng báo động về thiếu hụt iốt đã quay trở lại ở nước ta; trong đó, điều đáng lo ngại là kết quả điều tra trẻ em 8 - 10 tuổi toàn quốc năm 2014 đã cho thấy tỷ lệ bướu cổ đối với trẻ em độ tuổi này đã lên tới 9,8%; mức i-ốt niệu trung vị của phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ đã giảm còn 7,5mcg/dl, mức cảnh báo nguy cơ phát triển không đầy đủ của trẻ sơ sinh…




GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế phát biểu tại Hội nghị
Phát biểu tại Hội nghị, GS.TS. Nguyễn Viết Tiến, Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết: trước tình hình thực tiễn về tình trạng thiếu I-ốt, Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các cơ quan liên quan đã rà soát, đánh giá thực thi các chính sách pháp luật liên quan đến vấn đề này và đề xuất các giải pháp bền vững về chính sách, pháp luật để bảo đảm muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt. Cùng với sự ra đời của Nghị định 09/2016/ND-CP, các Bộ, ngành mà chủ yếu là Bộ Y tế và Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cần phải đổi mới, điều chỉnh các giải pháp để đảm bảo thực thi đúng quy định của Nghị định 09. Để củng cố lại Chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt I-ốt và đảm bảo thực thi quy định về muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường I-ốt,
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến đề nghị: các đơn vị liên quan của Bộ Y tế và UNICEF tại Việt Nam cấp thiết tái thiết lập Chương trình Phòng, chống các rối loạn do thiếu hụt i-ốt, bên cạnh đó điều chỉnh cách tiếp cận cho phù hợp với quy định của Nghị định 09 theo hướng có sự tham gia, phối hợp liên ngành. Bộ Y tế cần  phối hợp với Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn nghiên cứu và ban hành văn bản chỉ đạo các địa phương triển khai quy định về muối dùng để ăn trực tiếp, dùng trong chế biến thực phẩm phải được tăng cường i-ốt tới các đối tượng sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm và các bên liên quan. Bên cạnh đó, cần phải quy hoạch, phát triển có trọng tâm các nhà cung cấp muối, nhà máy muối đảm bảo đáp ứng đủ muối i-ốt. Thiết lập hệ thống giám sát liên tục và hiệu quả bao gồm giám sát về mức độ bao phủ muối i-ốt từ nhà máy tới hộ gia đình, tác động của muối i-ốt tới sức khỏe con người và sự bền vững của chương trình Phòng chống các rối loạn do thiếu i-ốt…
Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cũng khẳng định: bên cạnh việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về KIO3 và muối i-ốt,  cần phải quy hoạch, phát triển có trọng tâm trọng điểm những nhà cung cấp muối KIO3, nhà máy muối đảm bảo chất lượng trong giai đoạn trước mắt để tăng cường đáp ứng đủ KIO3 và muối i-ốt. Thiết lập hệ thống giám sát liên tục và hiệu quả, bao gồm giám sát về mức độ bao phủ muối i ốt từ nhà máy tới hộ gia đình; tác động của muối i-ốt tới sức khoẻ con người…
Ông Jesper Moller, Phó trưởng đại diện UNICEF tại Việt Nam cũng cho rằng, i-ốt rất quan trọng đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ. Thiếu i-ốt có thể dẫn tới thai lưu, sảy thai và bướu cổ; góp phần gây ra nhận thức kém, học tập khó khăn và chậm phát triển tâm thần nghiêm trọng ở trẻ em. Đủ i-ốt là nền tảng cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của thế hệ tiếp theo. Giải pháp đơn giản nhưng hiệu quả để chấm dứt tình trạng thiếu iốt là cung cấp đủ lượng muối i-ốt cho cơ thể.
Cũng theo ông Jesper Moller, Việt Nam đang ở trong tình trạng đáng lo ngại vì các rối loạn do thiếu i-ốt có thể sẽ quay lại. Đồng bằng Sông Cửu Long, nơi việc tiêu thụ muối i-ốt đã giảm ở mức báo động. UNICEF sẽ Cần có các hành động dự phòng được thực hiện kịp thời, nếu không các rối loạn do thiếu i-ốt có thể xảy ra, đặc biệt là ở các khu vực có nguy cơ cao như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh tiếp tục hỗ trợ Bộ Y tế và các Bộ liên quan khác để giải quyết thách thức này.




Quang cảnh Hội nghị
Bên cạnh việc xây dựng và ban hành các quy chuẩn kỹ thuật về KIO3 và muối i-ốt Bộ Y tế đã có quy hoạch, phát triển  trọng tâm những nhà cung cấp muối KIO3, nhà máy muối đảm bảo chất lượng trong giai đoạn trước mắt để tăng cường đáp ứng đủ KIO3 và muối i-ốt. Thiết lập hệ thống giám sát liên tục và hiệu quả, bao gồm giám sát về mức độ bao phủ muối i ốt từ nhà máy tới hộ gia đình; tác động của muối i-ốt tới sức khoẻ con người./.


Ban biên tập CTTĐT BYT



 

   

Nguồn tin: moh.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Tức Ngành

Tin Tức Về Dược

  • Thứ năm, 08/12/2016
  • Bài thuốc chữa bệnh hàn cước khí
  • SKĐS - Hàn cước khí thuộc âm dương bệnh trong bệnh thương hàn. Nguyên nhân là do sau khi sinh hoạt tình dục không nghỉ ngơi... Hàn cước khí thuộc âm...
  • Thứ năm, 08/12/2016

    Chữa gút từ trầu không, nước dừa

    SKĐS - Trong Đông y, gút (gout) gọi là chứng thống phong. có rất nhiều loại dược thảo có thể hỗ trợ điều trị gút, tùy theo tình trạng, cơ địa từng...

  • Thứ năm, 08/12/2016

    Rau vọng cách chữa được nhiều bệnh không ngờ

    SKĐS - Rau cách còn gọi lộc cách, vọng cách… cây thân gỗ cao đến 2m-3m. Tên khoa học là Premna integrifolia, họ Cỏ roi ngựa. Đây là một vị thuốc hay...

Hình ảnh

Video

BẢNG GIÁ

  • BẢNG GIÁ
    BẢNG GIÁ DỊCH VỤ&GIÁ BẢO HIỂM Y TẾ
ct
60nam
muctieuquocgia
canbo
yt
hoatdongttytym