Menu

Thông báo

Khoa Phòng

bh xã hội hưng yên
qc2
qc
lsvn
https://kcb.vn

Trang nhất Trang nhất Tin Tức Trang nhất Tin Tức

PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Thứ ba - 16/07/2024 00:29
PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

PHÒNG CHỐNG BỆNH BẠCH HẦU

Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp và gây bùng phát thành dịch
 
  1. Bệnh bạch hầu là gì?
Bạch hầu là bệnh truyền nhiễm cấp tính, có khả năng lây lan mạnh qua đường hô hấp và gây bùng phát thành dịch. Bệnh này được xếp vào nhóm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm vì có tỉ lệ tử vong cao. Người nhiễm bệnh có thể tử vong trong vòng từ 6 đến 10 ngày nếu không được điều trị kịp thời. Ngay cả khi được điều trị, tỉ lệ tử vong của bệnh cũng lên tới 5-10%.
Vi khuẩn gây ra bệnh bạch hầu thường khu trú và làm thương tổn đường hô hấp trên (mũi, họng, thanh quản) tạo giả mạc dai dính, khó bóc tách và sinh ra ngoại độc tố gây nhiễm độc toàn thân (tim, thận, thần kinh), nguy cơ tử vong cao do tắc đường thở và viêm cơ tim. Bệnh có thuốc điều trị đặc hiệu bằng kháng sinh, kháng độc tố bạch hầu và có thể phòng bệnh bằng vắc-xin.
  1. Bệnh bạch hầu lây như thế nào?
– Lây truyền trực tiếp từ người bệnh sang người lành qua đường hô hấp hoặc gián tiếp, có thể xâm nhập qua da tổn thương gây bạch hầu da…
  1. Dấu hiệu và triệu chứng của bệnh
– Bạch hầu thể họng: sốt nhẹ, đau họng, ho, khàn tiếng, chán ăn. Sau 2-3 ngày, xuất hiện giả mạc hai bên thành họng, có màu trắng ngà, xám, đen, dai, dính, dễ chảy máu. Bệnh có thể qua khỏi hoặc trở nên trầm trọng và tử vong trong vòng 6-10 ngày.
– Trường hợp bệnh nặng không có biểu hiện sốt cao nhưng có thể sưng cổ và làm hẹp đường thở.
  1. Biến chứng của bệnh: Độc tố bạch hầu có thể gây các tổn thương sau:
– Viêm cơ tim, tổn thương hệ thần kinh dẫn truyền cơ tim, tử vong do đột ngột trụy tim mạch. Một số bệnh nhân bị viêm cơ tim và van tim, sau nhiều năm gây ra bệnh tim mãn và suy tim.
– Thoái hóa thận, hoại tử ống thận, chảy máu lớp tủy và vỏ thượng thận.
– Tắc nghẽn đường hô hấp và gây tử vong trong vòng 6-10 ngày.
 Để chủ động phòng chống bệnh bạch hầu, khuyến cáo người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
  1. Đưa trẻ đi tiêm chủng tiêm vắc xin phối hợp phòng bệnh bạch hầu: DPT-VGB-Hib (SII) hoặc DTP, Td đầy đủ, đúng lịch.
  2. Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng; che miệng khi ho hoặc hắt hơi; giữ vệ sinh thân thể, mũi, họng hàng ngày; hạn chế tiếp xúc với người mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh.
  3. Đảm bảo nhà ở, nhà trẻ, lớp học thông thoáng, sạch sẽ và có đủ ánh sáng.
  4. Khi có dấu hiệu mắc bệnh hoặc nghi ngờ mắc bệnh bạch hầu phải được cách ly và đưa đến cơ sở y tế để được khám, điều trị kịp thời.
  5. Người dân trong ổ dịch cần chấp hành nghiêm túc việc uống thuốc phòng và tiêm vắc xin phòng bệnh theo chỉ định và yêu cầu của cơ quan y tế.


Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá
Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

 

Tin Tức Ngành

Tin Tức Về Dược

  • Thứ năm, 08/12/2016
  • Bài thuốc chữa bệnh hàn cước khí
  • SKĐS - Hàn cước khí thuộc âm dương bệnh trong bệnh thương hàn. Nguyên nhân là do sau khi sinh hoạt tình dục không nghỉ ngơi... Hàn cước khí thuộc âm...
  • Thứ năm, 08/12/2016

    Chữa gút từ trầu không, nước dừa

    SKĐS - Trong Đông y, gút (gout) gọi là chứng thống phong. có rất nhiều loại dược thảo có thể hỗ trợ điều trị gút, tùy theo tình trạng, cơ địa từng...

  • Thứ năm, 08/12/2016

    Rau vọng cách chữa được nhiều bệnh không ngờ

    SKĐS - Rau cách còn gọi lộc cách, vọng cách… cây thân gỗ cao đến 2m-3m. Tên khoa học là Premna integrifolia, họ Cỏ roi ngựa. Đây là một vị thuốc hay...

Hình ảnh

Video

BẢNG GIÁ

  • BẢNG GIÁ
    BẢNG GIÁ DỊCH VỤ&GIÁ BẢO HIỂM Y TẾ
ct
60nam
muctieuquocgia
canbo
yt
hoatdongttytym